Là người Việt Nam ai cũng đều nắm vững lịch sử đất nước, dân tộc giai đoạn 1945-1954, bởi vậy trong phần này tôi không cần nói quá nhiều về bối cảnh lịch sử mà xin đi thẳng vào bảng cước thư trong bảng dưới đây:
BẢNG 1: CƯỚC THƯ HÀNG KHÔNG GỬI ĐI PHÁP VÀ THUỘC ĐỊA GIAI ĐOẠN 1945-1954:
Giai đoạn | Cước thư thường gửi đi Pháp & thuộc địa | Phí bảo đảm | Phụ thu hàng không mỗi 5 grams |
Từ 5/10/1945 đến 4/5/1946 | 15c | 40c | 65c |
Từ 5/5/1946 đến 7/11/1946 | 20c | 40c | 65c |
Từ 8/11/1946 đến 21/3/1947 | 40c | 80c | 65c |
Từ 22/3/1947 đến 9/3/1948 | 40c | 80c | 80c |
Từ 10/3/1948 đến 4/7/1948 | 40c | 80c | 120c |
Từ 5/7/1948 đến 31/1/1949 | 60c | 120c | 120c |
Từ 1/2/1949 đến 30/4/1950 | 120c | 300c | 120c |
Từ 1/5/1950 đến tháng 10/1951 | 120c | 300c | 180c |
Từ tháng 10/1951 đến tháng 10/1952 | 150c | 400c | 180c |
Từ tháng 10/1952 đến tháng 3/1953 | 150c | 400c | 200c |
Từ tháng 3/1953 đến 1954 | 150c | 400c | 250c |
1. GIAI ĐOẠN PHỤ THU HÀNG KHÔNG 65C TỪ 5/10/1945 ĐẾN 21/3/1947.
Trong giai đoạn này, phụ thu hàng không gửi đi Pháp giữ nguyên mức 65c, tuy nhiên cước thư thường có 3 lần thay đổi: mốc 15c từ 5/10/1945 đến 4/5/1946, mốc 20c từ 5/5/1946 đến 7/11/1946, mốc 40c từ 8/11/1946 đến 21/3/1947. Do vậy để cho dễ thuyết minh, tôi chia giai đoạn này thành 3 mốc nhỏ hơn, kèm theo hình ảnh một vài bì thư để các bạn tham khảo:
1.1. Giai đoạn từ 5/10/1945 đến 4/5/1946.
Mức cước 80c | Cước thư hàng không dưới 5 grams gửi đi Pháp.
Ở giai đoạn này, cước thư thường gửi đi Pháp là 15c, phí bảo đảm là 40c, phụ thu hàng không 65c. Cước thư hàng không bình thường gửi đi Pháp như vật sẽ là 15c + 65c = 80c. Nếu là thư bảo đảm cộng thêm 40c là 120c.
Mức cước 145c | Cước thư hàng không từ 5-10 grams gửi đi Pháp.
Cước thư hàng không <5 grams như ở trên là 80c, với mỗi 5 grams tăng thêm phụ thu hàng không sẽ là 65c. Tổng cộng mức cước như vậy sẽ là 80c + 65c = 145c.
1.2. Giai đoạn từ 5/5/1946 đến 7/11/1946.
Tới 5/5/1946, cước thư thường gửi đi Pháp điều chỉnh tăng từ 15c lên 20c, phụ thu hàng không giữ nguyên mức 65c. Cước thư hàng không như vậy giờ tăng lên 85c thay cho mức 80c trước đó.
Mức cước 85c | Cước thư hàng không <5 grams gửi đi Pháp.
Mức cước 150c | Cước thư hàng không từ 5-10 grams gửi đi Pháp.
Cước thư hàng không <5 grams như ở trên là 85c, với mỗi 5 grams tăng thêm phụ thu hàng không sẽ là 65c. Tổng cộng mức cước như vậy sẽ là 85c + 65c = 150c.
Mức cước 190c | Cước thư bảo đảm hàng không từ 5-10 grams gửi đi Pháp.
Cước thư hàng không từ 5-10 grams gửi đi Pháp như ở trên là 150c, phí bảo đảm là 40c. Tổng cộng mức cước như vậy sẽ là 150c + 40c = 190c.
2. GIAI ĐOẠN PHỤ THU HÀNG KHÔNG 80C TỪ 22/3/1947 ĐẾN 9/3/1948.
Giai đoạn từ 22/3/1947 đến 9/3/1948, các bạn xem bài viết: Bảng phụ thu hàng không tới các quốc gia và châu lục áp dụng ngày 22/3/1947.
3. GIAI ĐOẠN PHỤ THU HÀNG KHÔNG 120C TỪ 10/3/1948 ĐẾN 30/4/1950.
Giai đoạn từ 10/3/1948 đến 31/1/1949, để xem kỹ hơn về thuyết minh, các bạn xem bài viết: Bảng phụ thu hàng không tới các quốc gia và châu lục áp dụng ngày 10/3/1948. Phần còn lại từ 1/2/1949 đến 30/4/1950 chi tiết như ở dưới đây:
Mức cước 240c | Cước thư hàng không <5 grams gửi đi Pháp.
Từ thời điểm 1/2/1949 có 2 sự thay đổi về cước thư gửi đi Pháp & thuộc địa: đó là thay đổi cước thư thường tăng từ 60c lên 120c, phí bảo đảm tăng từ 120c lên 300c. Phụ thu hàng không giữ nguyên mức 120c.
Mức cước 480c | Cước thư hàng không từ 10-15 grams gửi đi Pháp.
Mức cước 540c | Cước thư hàng không <5 grams gửi bảo đảm đi Pháp.
Cước thư hàng không đối với bì thư <5 grams gửi đi Pháp năm 1949 như ở trên là 240c, phí bảo đảm 300c, tổng cộng mức cước như vậy là 540c.
Mức cước 660c | Cước thư hàng không 5-10 grams gửi bảo đảm đi Pháp.
Cước thư hàng không <5 grams gửi bảo đảm đi Pháp như ở trên là 540c, với 5 grams tiếp theo sẽ bị tính thêm phụ thu hàng không 120c, tổng cộng 660c.
4. GIAI ĐOẠN PHỤ THU HÀNG KHÔNG 180C TỪ 1/5/1950 ĐẾN THÁNG 10/1952.
Giai đoạn này cũng chia thành 2 giai đoạn nhỏ: từ 1/5/1950 cho đến tháng 10/1951 và từ tháng 10/1951 đến tháng 10/1952, khác nhau ở cước thư thường và phí bảo đảm (Xem bảng 1). Phụ thu hàng không không thay đổi, ở mức 180c.
4.1. Giai đoạn từ 1/5/1950 cho đến tháng 10/1951.
Mức cước 300c | Cước thư hàng không <5 grams gửi đi Pháp.
Mức cước 480c | Cước thư hàng không từ 5-10 grams gửi đi Pháp.
Cước thư hàng không <5 grams như ở trên là 300c, với mỗi 5 grams tăng thêm phụ thu hàng không sẽ là 180c. Tổng cộng mức cước như vậy sẽ là 300c + 180c = 480c.
4.2. Giai đoạn từ tháng 10/1951 cho đến tháng 10/1952.
Từ sau năm 1951, tem sử dụng tại Đông Dương chủ yếu là bộ 10 tem phong cảnh và 3 tem Bảo Đại.
Mức cước 330c | Cước thư hàng không <5 grams gửi đi Pháp.
Mức cước 510c | Cước thư hàng không 5-10 grams gửi đi Pháp.
Theo phân tích trên, cước thư hàng không dưới 5 grams gửi đi Pháp trong giai đoạn này là 330c, mỗi 5 grams tiếp theo phụ thu hàng không là 180c. Như vậy, trường hợp thư hàng không trọng lượng trên 5 grams nhưng chưa vượt quá 10 grams sẽ phải nộp thêm 180c tiền cước. Tổng cộng là 510c.
5. GIAI ĐOẠN PHỤ THU HÀNG KHÔNG 200C TỪ THÁNG 10/1952 ĐẾN THÁNG 3/1953
Mức cước 950c | Cước thư hàng không từ 15-20 grams gửi đi Pháp.
Đối với thư hàng không trọng lượng lớn, cách tính cước thư vẫn như vậy. Ví dụ bì thư dưới đây có mức cước 950c được tính như sau:
- Cước thư thường gửi đi Pháp trọng lượng <20 grams: 150c
- Phụ thu hàng không với mỗi 5 grams: 200c. Ở mốc 15-20 grams, phụ thu hàng không là 4 x 200c = 800c
- Tổng cộng: 950c
6. GIAI ĐOẠN PHỤ THU HÀNG KHÔNG 250C TỪ SAU THÁNG 3/1953
Mức cước 400c | Cước thư hàng không <5 grams gửi đi Pháp.