Par malle Aérienne Hollandaise | Phụ thu hàng không 100c


Từ ngày 19/12/1929 cho tới 16/1/1930, có một lượng nhỏ khoảng 1.600 bì thư từ Sài Gòn gửi đi Paris qua đường bay Hà Lan tới thuộc địa Dutch East Indies (Indonesia ngày nay). Một hiệp định đươc ký giữa 2 đế quốc lúc đó là Pháp và Hà Lan cho phép đường bay thương mại này khai thác thư gửi từ Sài Gòn đi Pháp. Logo của chuyến bay có hình như dưới đây:

Khi gặp bì thư có logo của chuyển bay này, các bạn hãy nhớ mức phụ thu hàng không là 100c mỗi 10 grams. Và để tính cước phí hàng không, các bạn áp dụng quy tắc sau:

Cước thư hàng không = Cước gửi thư thường + Phụ thu hàng không + Phí bảo đảm (nếu có) + Dịch vụ khác (nếu có)

Trong đó:

  • Cước thư thường gửi đi Pháp là 6c, gửi đi các nước UPU là 10c năm 1929.
  • Phụ thu hàng không là 100c áp dụng cho mỗi 10 grams.
  • Trường hợp gửi bảo đảm sẽ cộng thêm phí bảo đảm 15c.
  • Dịch vụ hỏa tốc service accéléré nếu có cộng thêm 5c.

Dưới đây là một số mức cước các bạn sẽ hay gặp ở chuyến bay Par malle Aérienne Hollandaise:

Mức cước 106c dành cho thư thường gửi đi Pháp.

Rất tiếc là tôi chưa có hình ảnh bì thư gửi đi Pháp để minh họa cho các bạn. Còn ở bì thư dưới đây, nó được gửi đi Bỉ nhưng lại có mức cước 106c.

Thư máy bay gửi đi Bỉ ké qua hàng không Hollandaise có mức cước 106c

Mức cước 121c dành cho thư bảo đảm gửi đi Pháp.

Thư bảo đảm gửi đi Pháp tổng cộng mức cước là 121c, trong đó các phí thành phần bao gồm: 6c cước thư thường + 15c phí bảo đảm + 100c phụ thu hàng không

Service Acceléré: Phụ thu 5c cho dịch vụ hỏa tốc.

Khi bạn gặp bì thư hàng không có thêm nhãn Service Accéléré (dịch vụ hỏa tốc bằng ô tô), các bạn cộng thêm 5c vào cước thư bởi phí áp dụng đối với dịch vụ hỏa tốc là 5c. Nếu là thư hàng không bình thường của chuyến bay Par malle Aérienne Hollandaise, cước thư tổng cộng là 106c + 5c = 111c. Nếu thư hàng không gửi bảo đảm, cước thư tổng cộng là 121c + 5c = 126c.

Thư hàng không sử dụng dịch vụ hỏa tốc bằng ô tô trong nước (service accéléré). Cước thư thường là 6c, dịch vụ hỏa tốc là 5c, phụ thu hàng không 100c. Tổng cộng 111c.

Tổng cước phí ở bì thư trên là 126c, trong đó: Cước thư thường gửi đi Pháp 6c + Phí bảo đảm 15c + Dịch vụ hỏa tốc 5c + Phụ thu hàng không 100c

Đối với dịch vụ hỏa tốc đi các nước UPU, cước phí vẫn như ở trên, chỉ khác nhau ở cước thư thường đi các nước UPU giai đoạn này là 10c, gửi đi Pháp là 6c.

Cước thư bảo đảm hàng không gửi đi châu Âu kèm dịch vụ hỏa tốc là 130c, trong đó cước thư thường gửi đi châu Âu là 10c, phí dịch vụ service accéléré là 5c, phí bảo đảm 15c, phụ thu hàng không 100c

Mức cước 221c: Thư bảo đảm gửi đi Pháp >10 grams.

Một số bì thư không có dấu chuyến bay đầu tiên, thay vào đó được in hoặc viết tay dòng chữ Par malle Aérienne Hollandaise ở góc trên cùng bên trái để nhận diện & phân loại thư. Tôi cho rằng tại thời điểm 18/12/1929 bưu cục Sài Gòn chưa có con dấu Par Avion: Par malle Aérienne Hollandaise này.

Tổng cước phí ở bì thư trên là 221c, trong đó: Cước thư thường gửi đi Pháp 6c + Phí bảo đảm 15c + Phụ thu hàng không 200c áp dụng đối với trọng lượng thư >10 grams

Mức cước 226c.

Đối với thư trọng lượng trên 10 grams, cước phụ thu máy bay cộng thêm 100c cho 10 grams tiếp theo. Thư thường phải trên 20 grams mới thay đổi mức cước nên vẫn là 6c. Mức cước tổng cộng do vậy chỉ tăng thêm 100c. Dưới đây là bì thư gửi bảo đảm nhanh đi Pháp theo chuyến bay Par malle Aérienne Hollandaise có trọng lượng trên 10 grams nên mức cước là 226c.

Tổng cước phí ở bì thư trên là 126c, trong đó: Cước thư thường gửi đi Pháp 6c + Phí bảo đảm 15c + Dịch vụ hỏa tốc 5c + Phụ thu hàng không 200c áp dụng đối với thư trên 10 grams

Ở bì thư trên, dấu nhật ấn Sài Gòn đóng ngày 15/1/1930, đó là lần khai thác thứ 3 từ Châu Âu tới châu Á của hãng hàng không K.L.M. Chuyến bay rời Sài Gòn vào ngày 16/1/1930, sau đó tạm dừng khai thác tới tháng 9/1930 mới hoạt động trở lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Share via
Copy link
Powered by Social Snap