Trans Siberien | Đường sắt xuyên Á-Âu với vai trò vận chuyển thư


Bắt đầu được xây dựng từ năm 1891 và hoàn thành vào năm 1904, Trans-Siberien là tuyến đường sắt dài nhất trên thế giới tại thời điểm xây dựng nối liền giữa Moscow và Vladivostok với tổng chiều dài 9.289 km. Tuyến đường sắt hoàn thành không chỉ kết nối các thành phố lớn nhỏ thuộc châu Âu và châu Á mà còn góp phần tạo ra những thay đổi to lớn cho vùng đất đang ngủ yên này.

Hình A | Các tuyến kết nối bằng đường sắt và đường bộ với Trans Sebrien

Ngày nay, các điểm kết nối bằng đường sắt kết hợp với đường bộ giúp bạn có thể đi tới Berlin, London, Amsterdam, hoặc có thể đi qua một loạt các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia.

Thư vận chuyển từ Đông Dương tới Pháp qua tuyến Siberia mất khoảng 1 tháng để tới nơi, cũng bằng thời gian với vận chuyển thư bằng đường biển. Hình A sẽ giúp các bạn hình dung rõ hơn đường đi của một bức thư qua tuyến đường sắt Siberia.

PHÂN LOẠI THƯ BẰNG CHỮ VIẾT TAY HOẶC CON DẤU TỰ TẠO

Đường thư từ Đông Dương tới Pháp và châu Âu qua tuyến đường sắt xuyên Siberien không có con dấu bưu chính riêng, chúng thường được viết tay bởi nhân viên bưu điện khi phân loại thư hoặc người gửi tự làm ra con dấu để nhân viên bưu điện dễ nhận biết và phân thư đi theo đúng tuyến.

Bì thư gửi từ Hải Phòng tới Lyon, Pháp qua Siberien, con dấu “Via Transsiberien” do người gửi tự tạo, không phải dấu đường thư của bưu điện. Mức cước là 10c, bằng với cước thư đường thủy

Dấu “Via Transibérien” do người gửi tự tạo xuất hiện trên bưu ảnh

Postcard gửi từ Quảng Yên (Quảng Ninh) transited qua Hải Phòng, theo tuyến Transsiberien tới Pháp

Thư gửi đi Pháp qua Siberia sẽ hợp với các tỉnh thuộc Bắc Kỳ (Tonkin) có đường biên giới giáp với Trung Quốc. Mặc dù vậy, tôi nhận thấy một số bức thư gửi từ Sài Gòn đi Pháp cũng qua tuyến đường này. Đúng là tùy vào lựa chọn của người gửi và tùy vào đơn vị khai thác bưu chính chọn đi theo đường thủy hay đường sắt.

Thư khai thác bởi văn phòng tư nhân với dấu lục giác Saigon A qua tuyến Siberia

SLOGANS

Slogan có rất nhiều phiên bản, có thể là “Via Siberic” hoặc “Trans Seberian” hoặc “Trans Siberien”, “Via Transsiberien“,.. chúng đều được hiểu là thư qua vùng Siberia.

Bưu ảnh gửi từ Hà Nội tới Lyon, Pháp năm 1914, nhân viên bưu điện ghi chú “Via siberic” bằng chữ viết tay để phân loại nó được gửi qua Siberien

LƯỢNG THƯ KHAI THÁC QUA TUYẾN ĐƯỜNG SẮT XUYÊN SIBERIA CÓ PHẦN KHIÊM TỐN

Số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng lượng thư từ trao đổi sang châu Âu trước những năm 30 của thế kỷ trước chủ yếu thực hiện bằng đường biển. Sau năm 1930, dịch vụ bưu chính hàng không bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở Đông Dương. Lượng thư khai thác qua tuyến đường sắt xuyên Sebiren có phần khiêm tốn hơn nhiều, đây là lý do khiến cho bì thư thực gửi qua đường thư này trở nên hiếm hơn so với các bì thư thông thường.

Điều cuối cùng, mặc dù đối với liên bang Đông Dương, vai trò của tuyến đường thư Tran Siberien không lớn như các tuyến hàng hải Marseille – Yokohama, Ligne N Paquebot, hay các tuyến đường sắt xuyên Đông Dương nhưng đây là minh chứng cho một giai đoạn lịch sử bưu chính thời Đông Dương không thể bỏ qua.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Share via
Copy link
Powered by Social Snap