Cái tên lục tỉnh Nam Kỳ bắt đầu vào khoảng năm 1834 dưới thời vua Minh Mạng. Lúc đó Nam Kỳ được chia thành 6 tỉnh như sau:
- Tỉnh Gia Định, gồm 5 tiểu khu: Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Tây Ninh, Gò Công.
- Tỉnh Biên Hòa, gồm 3 tiểu khu: Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một.
- Tỉnh Định Tường (sau trở thành Mỹ Tho).
- Tỉnh Vĩnh Long, gồm 3 tiểu khu: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh.
- Tỉnh An Giang, gồm 5 tiểu khu: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Sóc Trăng, Cần Thơ.
- Tỉnh Hà Tiên, gồm 3 tiểu khu: Hà Tiên, Rạch Giá, Bạc Liêu.
Sau khi chiếm toàn bộ Nam Kỳ năm 1867, người Pháp vẫn tạm thời duy trì cách phân chia địa giới hành chánh cũ của triều Nguyễn một thời gian. Tới 15/3/1874, sau Hiệp ước Giáp Tuất, Nam Kỳ chính thức trở thành thuộc địa của Pháp. Cho tới năm 1876, người Pháp bắt đầu xóa bỏ cách phân chia lục tỉnh bằng cách chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực lại tách ra thành nhiều “hạt” hay các “tiểu khu” để tự trị, cụ thể:
- Khu vực Sài Gòn có 5 tiểu khu: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa và Sài Gòn
- Khu vực Mỹ Tho có 4 tiểu khu: Mỹ Tho, Gò Công, Tân An và Chợ Lớn
- Khu vực Vĩnh Long có 4 tiểu khu: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc
- Khu vực Bát Xắc có 6 tiểu khu: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ và Sóc Trăng.
Đến năm 1899, người Pháp lại đổi tên hạt thành tỉnh theo Nghị định ngày 16 tháng 1 năm 1899. Lúc bây giờ, toàn cõi Nam Kỳ có khoảng 20 tỉnh:
Bài viết này nói về lịch sử Đông Dương nhiều hơn, nhưng lại có liên quan tới lịch sử bưu chính bởi các tỉnh/hạt sẽ gắn với các con dấu bưu cục của từng địa phương trong từng thời kỳ.