Xứ Đông Dương


Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm chiếm Đông Dương, chúng chia Đông Dương thành  5 “xứ” gồm: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Nam Kỳ (Cochinhchine), Lào (Laos) và Cao Miên (Cambodge). Trong 5 “xứ” này, Pháp lại chia thành hai khối với hai chế độ chính trị khác nhau: khối thứ nhất gọi là “Xứ bảo hộ” (Pays de protectorat) gồm: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Lào và Cao Miên, đứng đầu mỗi “xứ” là một viên “Thống sứ” (Résident supérieur) người Pháp; khối thứ hai gọi là “Thuộc địa” (Colonie) chỉ có Nam Kỳ, đứng đầu là viên “Thống đốc” (Gouverneur) cũng là người Pháp.

Theo Sắc lệnh ngày 17/10/1887, Pháp thống nhất ba “xứ”: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Cao Miên để nhập với Nam Kỳ thành một khối gọi là “Liên hiệp Đông Dương” (Union indochinoise) và thuộc quyền Bộ Thuộc địa (Ministère des Colonies) còn Lào thì mãi đến ngày 03/10/1893 mới nhập vào khối Liên hiệp này. Sắc lệnh này cũng đặt ra chức danh: “Toàn quyền Đông Dương” (Gouverneur général de l’Indohchine) là người Pháp, thay mặt cho Chính phủ Cộng hòa Pháp để cai trị toàn bộ “Khối Liên hiệp”. Như vậy, Sắc lệnh ngày 17/10/1887 là sắc lệnh đầu tiên đặt ra “Chế độ Toàn quyền Đông Dương” và chức danh “Toàn quyền Đông Dương”.

STTVùng/xứTiếng PhápThuộc tínhThời gianGia nhập Đông Dương
1Nam KỳCochinchineThuộc địa1862-1946
2Bắc KỳTonkinNửa thuộc địa/Nửa bảo hộ1884-1949: Pháp & triều Nguyễn đồng cai trị
3Trung KỳAnnamBảo hộ1884-1949: Lãnh địa riêng của nhà Nguyễn
4LàoLaosBảo hộ1893-1953: Từ 1946 là quốc gia bán độc lập1893
5CampuchiaCambodgeBảo hộ1863-1953: Pháp ký một hiệp ước bảo hộ với Quốc vương Cambodge vào tháng 4/1864. Tới năm 1867, chính quyền bảo hộ của Pháp được thiết lập trên toàn đất nước. Năm 1949, chế độ bảo hộ bãi bỏ. Năm 1953, Cambodge được độc lập.1887
6Quảng Châu LoanKouang-Tchéou-WanNhượng địa/Tô giới1898-19451900

Nam Kỳ là thuộc địa, Bắc Kỳ vừa là thuộc địa vừa là bảo hộ do bị cai trị đồng thời của người Pháp và triều Nguyễn, Trung Kỳ chỉ là xứ bảo hộ bởi đây là vùng lãnh địa riêng của triều Nguyễn. Quảng Châu Loan năm 1898 là nhượng địa của Pháp ký với nhà Thanh với hạn kỳ 99 năm nhưng đến năm 1946 được hoàn lại cho chính phủ Trung Quốc.

Tới năm 1918, cái tên Kouang-Tchéou-Wan trong các văn bản hành chính công bắt đầu đứng độc lập như một vùng lãnh thổ riêng tách biệt với Indochine dù nó vẫn thuộc Pháp. Biểu cước bưu chính cũng có biểu cước riêng cho Quảng Châu mặc dù mức cước vẫn như vùng Đông Dương.

Bản đồ các nước Đông Dương năm 1917

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Share via
Copy link
Powered by Social Snap