Corresspondances d’armées | Mức cước 25c | Áp dụng từ 1/9/1871 cho tới 30/4/1878


Giai đoạn này chia thành 3 mốc nhỏ:

1. GIAI ĐOẠN TỪ 1/9/1871 TỚI 30/6/1876.

1.1. Gửi đi Pháp, Algieria, thuộc địa Pháp.

Từ 1/9/1871, cước thư quân đội tăng lên 25c, áp dụng đối với thư trọng lượng dưới 10 grams, trước đó là 20c cho mỗi 10 grams. Tuy nhiên, giữa thời điểm ban hành tại Pháp và thời điểm có hiệu lực tại các nước thuộc địa luôn có một khoảng cách rất xa bởi sự chậm trễ trong việc vận chuyển công văn giấy tờ cũng như tính quan liêu sẵn có của người Pháp. Thành thử, phải tới tháng 2/1872 mức cước 25c này mới có hiệu lực tại Cochinchine. Các bạn lưu ý nhớ mốc tháng 2/1872 này. Còn trong bài viết, tôi vẫn phải căn cứ theo nguồn từ văn bản gốc là ngày 1/9/1871.

Trọng lượng thưThư đã dán temThư chưa dán temThư bảo hiểm (Chargées)
Dưới 10 grams25c40c75c
Từ 10 đến 20 grams40c60c90c
Từ 20-50 grams70c100c120c
Từ 50-100 grams120c175c170c
Từ 100-150 grams170c250c220c
Mỗi 50 grams tiếp theo50c75c50c

Phí bảo đảm cộng thêm 50c. Quy cách về trọng lượng thư cũng thay đổi theo hướng chia thành các mốc nhỏ hơn, có thêm mốc 50 grams và sau đó mỗi mốc cách nhau 50 grams thay vì 100 grams trước kia.

+ Hình ảnh minh họa mức cước 25c | Áp dụng cho thư quân đội gửi đi Pháp <10g.

Thư quân đội gửi từ Mỹ Tho đi Pháp ngày 9/12/1873, mức cước tăng lên 25c áp dụng cho thư dưới 10g

+ Hình ảnh minh họa mức cước 40c | Áp dụng cho thư quân đội gửi đi Pháp từ 10-20g.

Thư quân đội gửi đi Pháp | Nhật ấn 23/12/1872 | Dấu hủy CCH Sài Gòn | Mức cước 40c áp dụng cho thư 10-20 grams

+ Con dấu P.D. không còn được sử dụng từ tháng 1/1/1876.

Thư quân đội gửi từ Sài Gòn đi Pháp ngày 28/6/1876, dán đủ cước 25c nhưng con dấu PD đã không còn được sử dụng

Các vùng tô giới của Pháp tại Trung Quốc cũng có lực lượng viễn chinh đồn trú ở đây. Dưới đây là một bì thư quân đội gửi tới một đơn vị quân đội của Pháp tại Thượng Hải, nó có mức cước 40c cho mức trọng lượng từ 10-20 grams.

Thư quân đội gửi đi Thượng Hải ngày 3/5/1873 mức cước là 40c áp dụng cho thư trọng lượng 10-20g

Mức cước 80c đối với thư quân đội năm 1873 trong bì thư dưới đây tôi cũng chưa lý giải được. Ở thời điểm tháng 11/1873, cước thư quân đội là 25c. Trường hợp trọng lượng từ 20-50 grams, mức cước mới là 70c. Mặc dù được đóng dấu kiểm duyệt cước PD nhưng tôi chưa xác định được mức cước cho bì thư dưới đây.

Bì thư quân đội gửi đi Pháp vào 27/11/1873 áp dụng mức cước 80c, rất có thể bì thư trả thừa cước

1.2. Gửi trong nội địa.

Quy cáchCước nội địa
Trọng lượng dưới 10 grams10c
Từ 10 grams tới 20 grams20c
Từ 20 grams tới 100 grams40c
Mỗi 100 grams tiếp theo40c

2. GIAI ĐOẠN TỪ 1/7/1876 TỚI 31/12/1877.

Quy cáchGửi đi Pháp, Algieria, thuộc địa PhápCước nội địa
Trọng lượng dưới 15 grams25c15c
Từ 15 grams tới 30 grams50c30c
Từ 30 grams tới 50 grams75c45c
Mỗi 50 grams tiếp theo50c25c

3. GIAI ĐOẠN TỪ 1/1/1878 TỚI 30/4/1878.

Quy cáchGửi đi Pháp, Algieria, thuộc địa PhápCước nội địa
Trọng lượng dưới 15 grams25c10c
Từ 15 grams tới 30 grams50c20c
Từ 30 grams tới 50 grams75c30c
Mỗi 50 grams tiếp theo50c20c

Giai đoạn này, cước thư nội địa điều chỉnh giảm so với giai đoạn 1/7/1876 – 31/12/1877. Sau đó tới 1/5/1878, cước gửi đi Pháp & các thuộc địa cũng giảm từ 25c về 15c nên mặc dù chỉ có khoảng thời gian 5 tháng nhưng tôi vẫn chia nó thành một giai đoạn.

+ Phí bảo đảm là 50c, gần như không thay đổi suốt cả giai đoạn từ 1863-1898.

Thư quân đội gửi bảo đảm đi Pháp ngày 12/1/1878. Tổng mức cước 75c, trong đó cước thư thường 25c, phí bảo đảm 50c

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Share via
Copy link
Powered by Social Snap