Tới cuối năm 1954 miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng, vùng cai trị của Việt Minh được mở rộng, các chính sách ban hành cũng có sự xuyên suốt và thống nhất. Cho tới dòng tem in đè giá tiền đã không còn tình trạng mỗi địa phương một con dấu như dòng tem T.T. Bởi vậy, dù nhiều vật phẩm thực gửi có dấu Hà Nội nhưng không có nghĩa là kiểu in đè này chỉ được dùng tại đây, các địa phương khác đều sử dụng chung loại tem in đè giá tiền này.
Mức độ sử dụng để gửi thư của các mẫu tem in đè giá tiền kiểu 3 màu đen cũng nhiều hơn so với tất cả những mẫu in đè giá tiền còn lại. Tôi chỉ nói nhiều hơn các kiểu in đè khác thôi chứ không có ý là thực gửi loại này sẵn có. Chúng thường xuất hiện trên các bưu ảnh gửi đi Cộng hòa Séc những năm 1955, trên bì thư hiếm hơn.

In đè 20đ kiểu 3 màu đen trên postcard gửi đi Tiệp Khắc ngày 20/12/1955 | Mức cước là 180đ

In đè 10đ và in đè 20đ kiểu 3 màu đen trên postcard gửi đi Tiệp Khắc ngày 18/10/1955 | Mức cước là 180đ

In đè 10đ và in đè 20đ kiểu 3 màu đen trên postcard gửi đi Tiệp Khắc ngày 20/06/1955 | Mức cước là 180đ

In đè 20đ kiểu 3 màu đen trên postcard gửi đi Tiệp Khắc ngày 22/10/1955 | Mức cước là 180đ

Thư hàng không gửi đi Cộng hòa Dân chủ Đức dán 2 tem in đè 20đ kiểu 3 màu đen | Mức cước dán trên phong bì là 880đ

3 mẫu in đè kiểu 3 màu đen trên bì thư thực gửi đi Tiệp Khắc 1/3/1956 | Mức cước 300đ
Bài viết này tôi viết dành để chia sẻ và tặng tới những người yêu thích tem. Tôi luôn để mở và không nghiêm cấm hành vi copy, sao chép nội dung hay ảnh từ bài viết này. Các bức ảnh cũng được tôi scan nguyên gốc từ trong bộ sưu tầm và tôi cũng không ký hay đóng dấu tên cá nhân của mình lên tất cả các bức ảnh.
Các bạn sưu tầm tem về chủ đề này cũng đừng ngần ngại liên hệ tới tôi để được trợ giúp về cách chơi dòng tem này, cách phân biệt thật giả cũng như xác định giá trị từng con tem.
Email: collectvn@gmail.com