Thời điểm những năm 50 hoàn cảnh còn khó khăn, không có sẵn phong bì để có thể dán tem lên, người chơi đã dán những mẫu tem lên một trang giấy rồi đóng dấu nhật ấn lên để giữ lại sưu tầm. Đây cũng là nguồn tư liệu tin cậy để tham khảo bởi những tem in đè đóng dấu nhật ấn sẽ là tem thật. Sưu tầm những tờ tem có đóng dấu ở thập niên 50 là việc mà tôi nghĩ người sưu tầm tem thư truyền thống Việt Nam nên có.
Một nhà sưu tầm tem nước ngoài tỏ ra rất tin tưởng những tem đóng dấu nhật ấn là tem thật và còn chú thích lại.

Những mẫu tem phát hành ở thập niên 50 được dán trên tờ giấy caro có đóng dấu nhật ấn ngày 29/12/1954. Nhiều người cho rằng con dấu Việt Minh này được quay lại ngày, nhưng ít nhất tôi nhận thấy tất cả những con tem ở đây đều phát hành trước ngày 29/12/1954. Dù có ngụy tạo nhưng hợp lý thì vẫn có giá trị với người chơi. Chẳng hạn như bộ Giải phóng Thủ đô phát hành ngày 04/11/1954 theo danh mục của Stanley Gibbons, hay bộ tem Chiến thắng Điện Biên Phủ không răng được phát hành vào tháng 10/1954 cũng theo Staney Gibbons (trong khi những mẫu tem có răng phát hành năm 1956). Những mẫu tem còn lại chắc chắn phát hành trước ngày 29/12/1954 khỏi bàn cãi rồi.

Dấu nhật ấn VNDCCH ngày 1/1/1955 này thì không cần tranh luận về ngày rồi. Chỉ có một điểm là con dấu màu xanh không mấy khi được bưu điện sử dụng thời điểm bấy giờ. Liệu có phải người sưu tầm tự chuẩn bị mực trước rồi mang ra bưu điện đóng dấu?
Dấu nhật ấn ngày 11/3/1955, với ngày này thì tất cả những mẫu tem trên đã được phát hành
Bài viết này tôi viết dành để chia sẻ và tặng tới những người yêu thích tem. Tôi luôn để mở và không nghiêm cấm hành vi copy, sao chép nội dung hay ảnh từ bài viết này. Các bức ảnh cũng được tôi scan nguyên gốc từ trong bộ sưu tầm và tôi cũng không ký hay đóng dấu tên cá nhân của mình lên tất cả các bức ảnh.
Các bạn sưu tầm tem về chủ đề này cũng đừng ngần ngại liên hệ tới tôi để được trợ giúp về cách chơi dòng tem này, cách phân biệt thật giả cũng như xác định giá trị từng con tem.
Email: collectvn@gmail.com