Ngày 18/10/1930, France-Indochine Air Orient thành lập đường bay Saigon – Bangkok để kết nối với đường bay qua Amsterdam rồi tới Paris của hãng K.L.M (Hà Lan). Sau đó tới ngày 3/2/1931, Air Orient thiết lập đường bay thẳng giữa Pháp & Indochine. Kể từ đó, thư hàng không chủ yếu được vận chuyển qua Air Orient. Phụ thu hàng không áp dụng trong giai đoạn này là 60c cho mỗi 10 grams. Cách tính cước thư hàng không về cơ bản không có gì thay đổi:
Cước thư hàng không = Cước thư thường + Phí hàng không + Phí bảo đảm (nếu có) + Dịch vụ khác (nếu có)
BẢNG 1: CƯỚC THƯ HÀNG KHÔNG GỬI ĐI PHÁP & CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 18/10/1930-30/6/1932
Giai đoạn | Trọng lượng | Cước thư thường | Phụ thu hàng không | Tổng cộng | Phí bảo đảm | Dịch vụ hỏa tốc |
Gửi đi Pháp | < 10 grams | 6 cents | 60 cents | 66 cents | + 15c | +5c |
Gửi đi Châu Âu | < 10 grams | 10 cents | 60 cents | 70 cents | + 15c | +5c |
Dưới đây là một số hình minh họa cho biểu cước thư ở trên:
Mức cước 66c | Áp dụng đối với thư thường <10 grams gửi đi Pháp:
Ở giai đoạn đầu, phí gửi máy bay khá đắt đỏ, 60 cents đối với 10 grams đầu tiên. Mỗi 10 grams tiếp theo cước thư hàng không phụ thu thêm 60c. Mức phụ thu 60c này áp dụng cho tới 30/6/1932.
Mức cước 70c | Áp dụng đối với thư thường <10 grams gửi đi Châu Âu:
Bởi cước thư thường gửi đi Châu Âu trong giai đoạn này là 10c, do vậy cước thư hàng không tổng cộng là 10c cước thư thường + 60c phụ thu hàng không = 70c.
Mức cước 81c | Áp dụng đối với thư bảo đảm <10 grams gửi đi Pháp:
Đối với thư bảo đảm hàng không, cước thư = cước thư thường + phí bảo đảm + phí gửi máy bay:
Mức cước 85c | Áp dụng đối với thư bảo đảm gửi đi Châu Âu:
Thư bảo đảm gửi đi Pháp và gửi đi Châu Âu chỉ khác nhau ở cước thư thường, phí bảo đảm và phí hàng không là như nhau. Như vậy, thư hàng không gửi bảo đảm đi châu Âu sẽ là 10c cước thư thường + 15c phí bảo đảm + 60c phụ thu hàng không = 85c. Gửi đi Pháp như ở trên là 81c.
Mức cước 126c | Áp dụng đối với thư 10-20 grams gửi đi Pháp:
Mỗi 10 grams tiếp theo phí hàng không sẽ thu 60c. Trường hợp trọng lượng thư chưa vượt quá 20 grams, biểu cước áp dụng đối với thư thường vẫn là 6c. Bì thư dưới đây gửi đi Pháp vào 16/4/1931 có trọng lượng trên 10 grams nhưng chưa vượt quá 20 grams nên mức cước là 6c + 60c + 60c = 126c.
Mức cước 130c | Áp dụng đối với thư 10-20 grams gửi đi Châu Âu:
Mức cước 141c | Áp dụng đối với thư bảo đảm 10-20 grams gửi đi Pháp:
Với cách tính cước tương tự như ở trên, thư bảo đảm gửi đi Pháp là 6c cước thư thường + 15c phí bảo đảm = 21c. Phụ thu hàng không đối với 10 grams đầu tiên là 60c và 10 grams tiếp theo 60c, tổng cộng 120c. Tổng cước phí là 141c.
Service Acceléré: Phụ thu 5c cho dịch vụ hỏa tốc.
Khi bạn gặp bì thư hàng không có thêm nhãn Service Accéléré (dịch vụ hỏa tốc bằng ô tô), các bạn cộng thêm 5c vào cước thư bởi phí áp dụng đối với dịch vụ hỏa tốc trong giai đoạn này là 5c.
Cước thư hàng không trọng lượng lớn.
Bì thư thời Đông Dương không ghi trọng lượng thư mà chỉ từ cước thư suy luận ngược lại. Ví dụ bì thư dưới đây có tổng giá cước là 495c, như vậy phụ thu hàng không là 480c (bội số của 60c), trọng lượng thư sẽ nằm trong ngưỡng 70-80 grams, mức trọng lượng này nằm trong dải 50-100 grams của biểu cước thư năm 1931 là 15c.
Dù không thể đưa tất cả các mức cước thư vào trong bài viết này nhưng tôi tin khi đọc tới đây các bạn sẽ có thể tự phân tích cước thư hàng không của bất kỳ bức thư nào. Chúc các bạn có một bộ sưu tầm chất lượng!