Những con dấu hủy tem CCH có hình viên kim cương gồm 8 x 8 =64 chấm được dùng tại Đông Dương từ năm 1863 cho tới tháng 5/1876. Loại dấu này được đóng lên trên tem để hủy tem, kèm với đó là một dấu nhật ấn đóng trên bì thư. Từ cuối năm 1876, trước việc bất tiện của việc đóng 2 con dấu cùng lúc nên bưu điện bỏ dấu CCH không sử dụng nữa, thay vào đó chỉ sử dụng một loại dấu nhật ấn duy nhất để hủy tem. Chữ CCH nằm ở chính giữa con dấu, viết tắt của Cochinchine.
Dấu CCH có 3 dạng khác nhau ở kích thước viên kim cương và kích thước chữ CCH:
CCH DẠNG 1 | CCH DẠNG 2 | CCH DẠNG 3 |
Hình thoi 8 x 8 chấm Kích thước: 27 x 22 mm Chữ CCH dài 8 mm Dùng tại Sài Gòn giai đoạn 1863-1865 | Hình thoi 8 x 8 chấm Kích thước: 25 x 21 mm Chữ CCH dài 7 mm Dùng tại Pnum-Penh năm 1868 | Hình thoi 8 x 8 chấm Kích thước: 27 x 22 mm Chữ CCH dài 7¾ mm Dùng tại Sài Gòn từ 1864-1876 Bến Tre từ 1872-1873 Chợ Lèn năm 1876 Gò Công từ 1872-1873 Hà Tiên từ 1874-1876 Mõ Cày năm 1870 Mỹ Tho từ 1873-1874 Sadec năm 1875 Tân An từ 1868-1875 Tây Ninh năm 1874 Thủ Dầu Một năm 1868 Vĩnh Long từ 1870-1876 |
CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI DẤU CCH
Giữa chữ CCH 7mm và CCH 8mm còn có thể phân biệt được nhưng giữa CCH 8mm với CCH 7¾ mm làm thế nào để phân biệt? Tôi xin chỉ các bạn cách sau:
CCH Dạng 1
Đường nối điểm ❶ với điểm ❸ nằm giữa hai chữ C
Đường nối điểm ❷ với điểm ❹ nằm gần giữa chữ H
CCH Dạng 2
Điểm ❶ nằm lệch so với điểm ❸
Đường nối điểm ❷ với điểm ❹ nằm đi qua thân chữ H
CCH Dạng 3
Đường nối điểm ❶ với điểm ❸ nằm bên phải chữ C
Đường nối điểm ❷ với điểm ❹ nằm bên trái chữ H
Viên kim cương Dạng 1 và Dạng 3 có vị trí các chấm không thay đổi, khi đặt chồng lên nhau chùng trùng khớp 100%. Tuy nhiên, chữ CCH Dạng 1 hơi lệch sang trái khoảng 1mm so với Dạng 3.