Dấu E1 được phân loại trong series dạng E (gồm E1, E2, E3) với đặc điểm là con dấu kích thước lớn, đường kính lúc đầu là 24mm, sau tăng lên 26mm. Dấu E1 có vòng tròn bên trong là nét liền, khác với E2 có vòng tròn bên trong là nét đứt. Dấu E1 dùng tại Tonkin, Annam, Lào và Thượng Lào, không dùng tại Cochinchine và Cambodge.
NHẬT ẤN TYPE E1 DESROUSSEAUX
Vòng tròn bên trong nét liền | Kích thước: 24-26mm
Sử dụng tại Tonkin, Annam, Lào
Sử dụng tại Quy Nhơn | Annam
Type E1 Desrousseaux
Sử dụng tại Hà Nội | Tonkin
Type E1 Desrousseaux
Sử dụng tại Đà Nẵng | Annam
Type E1 Desrousseaux
Nhật ấn Muong-Ngoi | Haut-Laos
Type E1 Desrousseaux
ChiemHoa | Tonkin
Năm siêu to khổng lồ
Sử dụng tại Vinh-Yen | Tonkin
Type E1 Desrousseaux
DẠNG E1(ch) DESROUSSEAUX
E1(ch) là dạng mà tháng sử dụng các con số để biểu thị thay cho chữ cái. “ch” viết tắt của từ chiffres trong tiếng Pháp, có nghĩa là con số trong tiếng Việt hoặc tương đương với từ firgure trong tiếng Anh. E1(ch) dùng muộn hơn E1.
Tháng là các con số
Tháng là các con số
Tháng là các con số
E1 SẢN XUẤT TRONG NƯỚC, DÙNG SAU THẾ CHIẾN 1
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, những con dấu E1 được sản xuất tại Pháp rồi mang sang sử dụng tại Đông Dương. Trong thế chiến I từ năm 1914 cho đến 1920, Pháp không còn gửi các con dấu cho thuộc địa. Các bưu cục Đông Dương phải tự sản xuất ra những con dấu của riêng mình, chúng ta phân biệt những con dấu E1 sản xuất trong nước bằng cách dựa theo năm sử dụng sau 1915 chứ rất khó nhận biết qua đặc điểm bên ngoài.
Dạng E1 do Đông Dương sản xuất, dùng sau Thế chiến 1
Dạng E1 sản xuất tại địa phương còn có một con dấu đặc biệt hình lục giác của bưu cục Phongsaly, Laos.
Desrousseaux chỉ phân E1 thành 2 loại: E1, E1(ch) như ở trên, tôi bổ sung thêm một số phân tích nữa về con dấu E1 này dành cho các bạn nghiên cứu chuyên sâu.
1. Khối ngày tháng có 2 bộ font chữ khác nhau.
Có 2 loại khối ngày tháng: một loại dùng bộ chữ Elzévir trong đó tháng là các chữ cái in nghiêng; một loại dùng bộ chữ Arial, tháng là các chữ cái in thẳng. Khối ngày tháng là khối nằm trong vòng tròn bên trong con dấu. Dấu E2 cũng có chung đặc điểm này.
Font chữ Arial, tháng AVRIL in thẳng
Font chữ Elzévir, tháng MARS in nghiêng
2. Tên địa danh có thể có dấu gạch ngang hoặc không có dấu gạch ngang.
KIEN-AN có dấu gạch ngang
Tên địa danh LIENCHIEU viết liền
3. Có dấu bưu cục có giờ, có dấu bưu cục không có giờ nhận thư.
Giờ nhận thư được nằm ở vị trí trên cùng bên trái của khối ngày tháng, biểu thị bằng các con số 2E, 4E,… Tuy nhiên, không nhất thiết phải có giờ nhận thư.
Giờ nhận thư lúc 2 giờ (2E)
Không có giờ nhận thư
4. Một vài dạng E1 không có năm.
Trường hợp dấu bưu cục không có năm tôi cho là do sơ xuất của nhân viên bưu điện hoặc do khối ngày tháng bị lỗi, hỏng, thất lạc nên thiếu mất phần năm. Ví dụ nhật ấn của bưu cục Huế như dưới đây thiếu mất năm từ ngày 18/5 tới 30/5 thì ắt hẳn không phải do sai sót của nhân viên.
Dạng E1 dùng tại Huế không có năm
Dạng E1 dùng tại Huế không có năm
5. Năm có 4 chữ số.
Thông thường, năm trong khối ngày tháng sử dụng 2 chữ số. Nhưng khi chuyển giao giữa 2 thế kỷ năm 1900 các bưu cục chuyển sang năm có 4 chữ số cho dễ phân biệt (giống như sự cố máy tính Y2K chúng ta từng gặp ở năm 2000). Sau năm 1900 lại trở về bình thường 2 chữ số.
1900 dùng 4 chữ số
1900 dùng 4 chữ số
6. Không có tên lãnh thổ và bưu cục.
Dấu nhật ấn Type E1 Desrousseaux
Không biết vì lý do gì mà không có tên bưu cục