Cước thư Cochinchine giai đoạn 1/9/1871-30/6/1876


Trong giai đoạn này, tôi chọn mốc 1/9/1871 dựa theo thời điểm cước thư quân đội tăng từ 20c lên 25c. Còn mốc 30/6/1876 căn cứ theo một Nghị định của tổng thống Pháp ký ngày 4/5/1876 ấn định các khoản phí áp dụng cho thư từ đến từ các thuộc địa của Pháp. Nghị định có hiệu lực tại các nước thuộc địa từ 1/7/1876, đây cũng là ngày Nam Kỳ chính thức gia nhập UPU.

CƯỚC THƯ THƯƠNG MẠI

1. Gửi trong Cochinchine.

Trong giai đoạn này, tôi chỉ có biểu cước thư gửi trong Cochinchine từ 1/10/1873, trong khi số lượng bì thư thực gửi nội địa ở thời kỳ này rất ít nên không thể kiểm chứng được biểu cước dưới đây còn kéo dài tới hết năm 1875 hay đã áp dụng ở các năm trước đó hay chưa.

BẢNG 1: CƯỚC THƯ GỬI TRONG COCHINCHINE TỪ 1/10/1873

Trọng lượng thư GỬI TRONG SÀI GÒN GỬI TRONG ĐÔNG DƯƠNG
Thư đã dán tem Thư chưa dán tem Thư đã dán tem Thư chưa dán tem
Dưới 10 grams 15c 25c 25c 40c
Từ 10 đến 20 grams 25c 40c 40c 60c
Từ 20-50 grams 40c 60c 70c 100c
Từ 50-100 grams 65c 100c 120c 175c
Mỗi 50 grams tiếp theo 25c 40c 50c 75c

Phí bảo đảm cộng thêm 50c.

2. Cước thư gửi đi các quốc gia và châu lục.

Về cơ bản, cước thư gửi đi Pháp, Algieria, các quốc gia UPU trong giai đoạn này không có nhiều thay đổi so với giai đoạn 1/1/1867-30/8/1871 trước đó, tôi xin copy lại bảng giá cước như dưới đây.

BẢNG 2: CƯỚC THƯ THƯƠNG MẠI GỬI ĐI CÁC QUỐC GIA VÀ CHÂU LỤC GIAI ĐOẠN 1/9/1871 – 30/6/1876

Thư gửi đến  Gửi theo tuyến hàng hải Pháp Gửi theo tuyến hàng hải Anh
Thư đã dán tem Thư chưa dán tem Thư có bảo hiểm (Chargées) Thư đã dán tem Thư chưa dán tem Thư có bảo hiểm (Chargées)
Pháp, Algérie, Sainte-Marie 50c 60c 100c 70c 80c 140c
Thuộc địa Pháp Thuộc địa Pháp tại châu Mỹ 140c 150c 280c 140c 150c 280c
Nouvelle-Calédonie, Sénégal, Côte-d’Or, Gabon 140c 150c 280c 140c 150c 280c
Ấn Độ (vùng thuộc Pháp) 60c 70c 120c 140c 150c 280c
Quần đảo Marquises, Basses 170c 180c 340c 170c 180c 340c
Châu Âu Tây Ban Nha & Gibraltar 80c 180 340c 80c 160 320c
Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Thụy Sĩ, Đức, Áo, Ý, Anh, Malta, Bồ Đào Nha,
đảo Açores & Madère
120c 120c 240c 120c 120c 240c
Moldova, Đan Mạch 150c 150c 300c 150c 150c 300c
Thụy Điển, Na Uy, Nga, Ba Lan, Hy Lạp 160c 160c 320c 160c 160c 320c
Châu Á Trung Quốc (trừ Thượng Hải), Nhật Bản (trừ Yokohama), Philippines,
Thái Lan, Malacca
80c 80c 160c 160c 160c 320c
Thượng Hải, Yokohama, thuộc địa Anh tại châu Á 80c 80c 160c 160c 160c 320c
Thổ Nhĩ Kỳ 120c 120c 240c 120c 120c 240c
Châu Phi Đảo Maurice Seychelles 80c 80c 160c 120c 120c 240c
Ai Cập, Tunisia 120c 120c 240c 120c 120c 240c
Châu Mỹ Hoa Kỳ 160c 160c 320c 160c 160c 320c
Brazil 160c 160c 320c 160c 160c 320c
Curacao & Guyane 160c 160c 320c 160c 160c 320c
Châu Đại Dương Malaysia, Indonesia, Brunei, quần đảo Mariana 80c 80c 160c 160c 160c 320c

Dưới đây là một số bì thư minh họa cho biểu cước trên:

+ Mức cước 50c gửi đi Pháp.

Thư thương mại gửi từ Sài Gòn tới Pháp ngày 3/1/1876, mức cước là 50c

Cho tới ngày 1/7/1876, cước thư dân sự mới điều chỉnh giảm từ 50c xuống 40c. Bì thư dưới đây được gửi đi vào ngày 12/6/1876 nên mức cước áp dụng vẫn là 50c.

Thư thương mại gửi từ Vĩnh Long đi Pháp vào 12/6/1876 có mức cước 50c

+ Mức cước 120c gửi đi Bỉ.

Thư thương mại gửi từ Sài Gòn tới Bỉ ngày 11/9/1873, mức cước là 120c

Năm 1876, tôi còn thấy có một biểu cước bưu chính dành cho thư thương mại không phải do đội tàu của Pháp và Anh vận chuyển:

BẢNG 3: CƯỚC PHÍ BƯU CHÍNH GỬI ĐI PHÁP, ALGIERIA, THUỘC ĐỊA PHÁP KHÔNG QUA TUYẾN HÀNG HẢI CỦA PHÁP VÀ ANH

Trọng lượng thư GỬI ĐI PHÁP, ALGIERIA & CÁC THUỘC ĐỊA
Cước thư trả trước Thư chưa dán tem
Dưới 15 grams 35c 50c
Từ 15 đến 30 grams 60c 90c
Từ 30-50 grams 85c 130c
Từ 50-100 grams 135c 205c
Mỗi 50 grams tiếp theo 50c 75c

Trước đây tôi vẫn không lý giải được mức cước 60 của bì thư gửi đi Pháp dưới đây nhưng sau này tôi cho rằng nó nằm trong mức cước ở bảng 3.

Thư thương mại gửi đi Pháp ngày 11/11/1873 có mức cước 60c do đường thư không qua tuyến hàng hải Pháp và Anh. Mức 60c áp dụng cho thư 15-30g

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Share via
Copy link
Powered by Social Snap