Cước échantillons giai đoạn 1/1/1867 – 17/1/1876


GỬI ÉCHANTILLONS TRONG COCHINCHINE

Biểu cước échantillons gửi trong Nam Kỳ lần đầu tiên xuất hiện từ 1/1/1867 theo Sắc lệnh ngày 22/11/1866.

Quy cách trọng lượngMức cước
Dưới 5g1c
Từ 5g đến 10g2c
Từ 10g đến 15g3c
Từ 15g đến 20g4c
Từ 20g đến 25g5c
Từ 25g đến 30g6c
Từ 30g đến 35g7c
Từ 35g đến 40g8c
Từ 40g đến 45g9c
Từ 45g đến 100g10c
Từ 100g đến 110g11c
Từ 110g đến 120g12c
Từ 120g đến 130g13c
Từ 130g đến 140g14c
Từ 140g đến 150g15c
Từ 150g đến 160g16c
Từ 160g đến 170g17c
Từ 170g đến 180g18c
Từ 180g đến 190g19c
Từ 190g đến 200g20c
Từ 200g đến 300g30c

Trọng lượng tối đa đối với échantillons là 300g.

GỬI ĐI PHÁP VÀ ALGIERIA

Trong giai đoạn này, échantillons chỉ có biểu cước gửi tới Pháp và Algieria, chúng không có dịch vụ gửi đi quốc tế. Tới năm 1871, tôi thấy có bổ sung thêm Réunion, Mayotte, Sainte-Marie (thuộc Madagascar) vào danh sách quốc gia đến.

Còn về mức cước, phí gửi échantillons giai đoạn 1/1/1867 – 17/1/1876 vẫn giữ nguyên mức 12c cho mỗi 40g như trong giai đoạn trước đó: 1/1/1864 – 31/12/1866.

Ngoài ra, trong Điều 7, Luật Bưu chính Pháp ngày 24/8/1871 (hiệu lực tại Nam Kỳ từ 1/10/1873) có quy định trường hợp gửi échantillons nhưng không dán tem sẽ bị áp dụng mức 30c cho trọng lượng dưới 50g; từ 50g trở lên tính 10c cho mỗi 50g. Đây là quy định mới bởi trước đó gửi imprimés, échantillons, papiers d’affaires bắt buột phải dán tem. Thông tin này để các bạn cập nhật thêm chứ chưa đủ quan trọng để tôi chia thành một giai đoạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Share via
Copy link
Powered by Social Snap