Cérès | Tem thuộc địa dùng ở Đông Dương


Tem Cérès (nữ thần trông trọt và tình yêu) bắt đầu được sử dụng tại Đông Dương để thay thế cho tem con Ó bắt đầu vào những năm 1872. So với dòng tem thuộc địa Con Ó, tem Cérès có giá mặt phong phú hơn rất nhiều, gần như đủ loại từ mệnh giá nhỏ tới mệnh giá lớn. Tôi thống kê có tổng cộng 11 mẫu chia thành 2 series như sau:

NHỮNG MẪU TEM CÉRÈS DÙNG TẠI ĐÔNG DƯƠNG

Series 1

1c | Phát hành 1873

2c | Phát hành 1876

4c | Phát hành 1876

5c | Phát hành 1872

Series 2

Trong serie 2 này có hai loại giá mặt: giá mặt to và giá mặt nhỏ. Theo tài liệu của J. DESROUSSEUX, mẫu 15c số to không bao giờ được sử dụng tại Nam Kỳ

10c số nhỏ | Phát hành 1871

30c số to | Phát hành 1872

15c số nhỏ | Phát hành 1872

40c số nhỏ | Phát hành 1871

20c số nhỏ | Phát hành 1871

80c số to | Phát hành 1873

25c số nhỏ | Phát hành 1872

CƯỚC THƯ THƯƠNG MẠI

Thời điểm người Pháp sử dụng tem Cérès thay thế cho dòng tem con Ó, thư thương mại bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, do vậy trong bài viết này tôi đưa phần thư thương mại lên trước. Từ năm 1863 cho tới 1898 có một mốc quan trọng đó là Nam Kỳ gia nhập liên minh UPU ngày 1/7/1876 theo công ước Bern ký ngày 27/1/1876. Trước đó, biểu cước thư thương mại được điều chỉnh từ ngày 1/1/1876 theo một Sắc lệnh của tổng thống Pháp ban hành ngày 16/11/1875.

BẢNG 1: CƯỚC THƯ THƯƠNG MẠI GỬI ĐI PHÁP, ALGIERIA & THUỘC ĐỊA PHÁP TỪ 1863 TỚI 1898

GIAI ĐOẠN 13/1/1863-31/12/1875 GIAI ĐOẠN 1/1/1876-1878 1879 GIAI ĐOẠN 1880-1898
Trọng lượng thư Thư đã dán tem Thư chưa dán tem Trọng lượng thư Thư đã dán tem Thư chưa dán tem Thư đã dán tem Thư chưa dán tem Thư đã dán tem Thư chưa dán tem
Mỗi 10 grams 50c 60c Mỗi 15 grams 40c 70c 35c 60c 25c 50c
Phí bảo đảm 50c 50c Phí bảo đảm 50c 50c 50c 50c 25c 25c

Mức cước 50c

Mức cước 50c đối với thư thương mại gửi đi Pháp tồn tại từ 13/1/1863 cho tới 31/12/1875.

Cước thư dân sự gửi đi Pháp vào 8/9/1875 là 50c, dán bởi hai tem Cérès 25c số nhỏ

Như tôi đã đề cập trong nhiều bài viết khác, luôn có độ trễ giữa việc ban hành tại Pháp và hiệu lực tại Đông Dương, đôi lúc sự chậm trễ đó lên tới 6 tháng. Hai bì thư dưới đây là một ví dụ, một bì gửi vào tháng 1/1876, một gửi vào tháng 5/1876, cùng gửi đi Pháp vẫn áp dụng mức cước 50c cho dù mức 40c đã có hiệu lực từ 1/1/1876.

Bì thư thương mại gửi đi Pháp ngày 3/1/1876 nhưng vẫn áp dụng mức cước 50c, dán bởi hai tem Cérès 25c số nhỏ

Bì thư dưới đây gửi tận tháng 5/1876 nhưng vẫn áp dụng mức cước 50c.

Thư gửi từ Vĩnh Long đi Dijon, tỉnh Côte-d’Or thuộc Pháp vào tháng 5/1876 có mức cước 50c, dán bởi hai tem Cérès 5c số to và một tem Cérès 40c số nhỏ

Mức cước 40c

Bì thư dưới đây gửi năm 1878, thời điểm này mức cước 40c đã có hiệu lực tại Đông Dương.

Thư gửi từ Sài Gòn đi Pháp vào 30/5/1878 có mức cước 40c, sử dụng tem Cérès 15c và Sage 25c

Mức cước 120c

Thư gửi đi Bỉ áp dụng mức cước 120c trước thời điểm 31/12/1875.

BẢNG 2: CƯỚC THƯ THƯƠNG MẠI GỬI ĐI CÁC QUỐC GIA VÀ CHÂU LỤC GIAI ĐOẠN 13/1/1863-31/12/1875

Thư gửi đến  Tuyến hàng hải Pháp Tuyến hàng hải Anh
Thư đã dán tem Thư chưa dán tem Thư có bảo hiểm (Chargées) Thư đã dán tem Thư chưa dán tem Thư có bảo hiểm (Chargées)
Pháp, Algérie, Sainte-Marie 50c 60c 100c 70c 80c 140c
Thuộc địa Pháp Thuộc địa Pháp tại châu Mỹ 140c 150c 280c 140c 150c 280c
Nouvelle-Calédonie, Sénégal, Côte-d’Or, Gabon 140c 150c 280c 140c 150c 280c
Ấn Độ (vùng thuộc Pháp) 60c 70c 120c 140c 150c 280c
Quần đảo Marquises, Basses 170c 180c 340c 170c 180c 340c
Châu Âu Tây Ban Nha & Gibraltar 80c 180 340c 80c 160 320c
Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Thụy Sĩ, Đức, Áo, Ý, Anh, Malta, Bồ Đào Nha, đảo Açores & Madère 120c 120c 240c 120c 120c 240c
Moldova, Đan Mạch 150c 150c 300c 150c 150c 300c
Thụy Điển, Na Uy, Nga, Ba Lan, Hy Lạp 160c 160c 320c 160c 160c 320c
Châu Á Trung Quốc (trừ Thượng Hải), Nhật Bản (trừ Yokohama), Philippines, Thái Lan, Malacca 80c 80c 160c 160c 160c 320c
Thượng Hải, Yokohama, thuộc địa Anh tại châu Á 80c 80c 160c 160c 160c 320c
Thổ Nhĩ Kỳ 120c 120c 240c 120c 120c 240c
Châu Phi Đảo Maurice Seychelles 80c 80c 160c 120c 120c 240c
Ai Cập, Tunisia 120c 120c 240c 120c 120c 240c
Châu Mỹ Hoa Kỳ 160c 160c 320c 160c 160c 320c
Brazil 160c 160c 320c 160c 160c 320c
Curacao & Guyane 160c 160c 320c 160c 160c 320c
Châu Đại Dương Malaysia, Indonesia, Brunei, quần đảo Mariana 80c 80c 160c 160c 160c 320c

Phí bảo đảm cộng thêm 50c.

Cước thư thương mại gửi đi Bỉ năm 1873 là 120c, sử dụng 6 tem Cérès số nhỏ

CƯỚC THƯ QUÂN ĐỘI | CORRESSPONDANCES D’ARMÉES

Tem Cérès chủ yếu sử dụng để gửi thư sau năm 1871 nên tôi trích biểu cước thư quân đội tương ứng với thời gian đưa vào sử dụng.

BẢNG 3: CƯỚC THƯ QUÂN ĐỘI GỬI ĐI PHÁP, ALGIERIA, THUỘC ĐỊA PHÁP GIAI ĐOẠN 1/9/1871 – 30/6/1876

Trọng lượng thưThư đã dán temThư chưa dán temThư bảo hiểm (Chargées)
Dưới 10 grams25c40c75c
Từ 10 đến 20 grams40c60c90c
Từ 20-50 grams70c100c120c
Từ 50-100 grams120c175c170c
Từ 100-150 grams170c250c220c
Mỗi 50 grams tiếp theo50c75c50c

Mức cước 25c: Áp dụng từ 1/9/1871 cho tới 30/6/1876

Thư quân đội gửi từ Sài Gòn tới Pháp váo 8/10/1873 sử dụng tem Cérès 20c và 5c. Tổng cộng mức cước là 25c

Mẫu Cérès 25c tương đối hay gặp trên bì thư bởi mức cước 25c tồn tại trong thời gian dài. Mẫu 25c này được phát hành năm 1872, bắt đầu sử dụng tại Cochinchine vào khoảng năm 1873.

Mẫu 25c Cérès số nhỏ xuất hiện trên bì thư quân đội gửi đi Pháp năm 1874

Dưới đây là một cách kết hợp dán tem Cérès khác trên bì thư để đủ mức cước 25c. Năm mẫu tem Cérès này phát hành năm 1872 và dùng riêng cho các nước thuộc địa.

Năm mẫu Cérès 5c trên bì thư quân đội gửi đi Pháp vào 28/6/1876

Mức cước 40c: Áp dụng với thư quân đội trọng lượng từ 10-20g trước ngày 1/5/1878

Các vùng tô giới của Pháp tại Trung Quốc cũng có lực lượng viễn chinh đồn trú ở đây. Dưới đây là một bì thư quân đội gửi tới một đơn vị quân đội của Pháp tại Thượng Hải, nó có mức cước 40c bởi trọng lượng từ 10-20 grams.

Thư quân đội trọng lượng từ 10-20 grams có mức cước là 40c, được dán bởi tem Cérès 30c số to và 10c số nhỏ. Mẫu 30c là tem có răng

Mức cước 15c: Áp dụng từ 1/5/1878 cho tới 31/12/1898

Thư quân đội gửi đi Pháp vào tháng 10/1878, lúc này mức cước là 15c, được dán bởi tem thuộc địa Cérès 15c số nhỏ

Một bì thư quân đội khác cũng gửi đi Pháp sau thời điểm 1/5/1878 sử dụng mẫu Cérès 10c số lớn.

Bì thư quân đội gửi từ Sài Gòn đi Pháp ngày 17/5/1879. Mức cước 15c sử dụng tem Ceres mệnh giá 10c số lớn

Phí bảo đảm áp dụng đối với thư quân đội và thương mại là như nhau, cùng mức 50c ở thời điểm năm 1878.

Thư quân đội gửi từ Sài Gòn tới Paris ngày 12/1/1878, mức cước tại thời điểm trước 1/5/1878 là 25c, phí bảo đảm 50c. Tổng cộng 75c

Thư thương mại chuyển thành thư quân đội

Bì thư dưới đây được tính theo cước quân đội: 15c cước thư thường + 50c phí bảo đảm. Còn không hiểu vì lý do gì mà nó có cả dấu nhật ấn dành cho thư thương mại. Dấu nhật ấn Cochinchine – Saigon và nhật ấn CORR.D.ARMÉES – Saigon đóng cùng ngày 17/11/1878 cho ta suy luận rằng bưu cục lúc bấy giờ luôn có sẵn 2 loại dấu dành cho cả thư thương mại và thư quân đội.

Bì thư vừa đóng dấu hủy dân sự, vừa đóng dấu hủy quân sự trong cùng một ngày 17/11/1878, cùng bưu cục Sài Gòn

Bì thư không đúng cước phí

Mức cước 80c đối với thư quân đội năm 1873 trong bì thư dưới đây tôi chưa lý giải được. Ở thời điểm tháng 11/1873, cước thư quân đội là 25c, với mỗi 10 grams tăng thêm mức cước là 15c. Thật là khó giải thích. Dấu kiểm duyệt cước thư PD cũng đã đóng lên phong bì chứng tỏ nó đã được nhân viên bưu điện kiểm tra cước thư.

Bì thư quân đội gửi đi Pháp ngày 27/11/1873 dán 4 mẫu tem Cérès 20c số nhỏ. Cước thư 80c không phù hợp.

Dưới đây cũng là một bì thư không đúng cước. Hơn nữa, còn sử dụng 2 mẫu Cérès có răng của Pháp.

Bì thư quân đội gửi đi Pháp ngày 8/10/1873, mức cước đúng phải là 40c, 60c hoặc 70c. Không có mức cước 50c

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Share via
Copy link
Powered by Social Snap